Phân biệt bệnh sốt xuất huyết và COVID-19

Thứ ba - 12/07/2022 16:56
Phân biệt bệnh sốt xuất huyết và COVID-19
  PHÂN BIỆT COVID-19 VÀ SỐT XUẤT HUYẾT
Một số điểm chung giữa sốt xuất huyết và COVID-19
 - COVID-19 và  Sốt xuất huyết đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus. Hai bệnh tuy triệu chứng ban đầu giống nhau nhưng có những điểm đặc trưng riêng về yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh.
- Cả COVID-19 và sốt xuất huyết do virus Dengue đều có thể dẫn tới tử vong. Các điều trị lâm sàng đối với những người mắc thể nặng ở 2 bệnh này tương đối khác nhau, và thường cần phải điều trị tại bệnh viện.
- Tất cả độ tuổi đều có khả năng mắc COVID 19, tuy nhiên, những người đang mắc đồng thời các bệnh lý nền khác như tiểu đường hay tim mạch thì có nguy cơ bị nặng cao hơn.
- Bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19 và sốt xuất huyết nên được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các biểu hiện sớm. Ngoài ra, việc thực hiện các xét nghiệm thích hợp nhằm chẩn đoán sớm sốt xuất huyết hay COVID-19 là rất cần thiết.
- Các dấu hiệu sớm của COVID-19 bao gồm khó thở, đau dai dẳng, có áp lực trong lồng ngực, lú lẫn, không tỉnh táo, môi hoặc mặt hơi xanh. Tuy nhiên đây không phải là tất cả các triệu chứng có thể xảy ra.
- Các triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết bao gồm nôn dai dẳng, chảy máu niêm mạckhó thở, hôn mê/bồn chồn, hạ huyết áp tư thế, gan to và hematocrit tăng dần.
- Các biến chứng của COVID-19 và bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính. Các xử lý về lâm sàng nên được hướng dẫn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

1. Phân biệt sốt xuất huyết và COVID-19
1.1 Đường lây truyền
Sốt xuất huyết COVID-19
Sốt xuất huyết gây ra do một trong số 4 loại virus Dengue, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi loài Aedes (chủ yếu là loài Ae. Aegypti hoặc Ae. Albopictus). COVID-19 là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn đường hô hấp phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
1.2 Thời gian ủ bệnh
Sốt xuất huyết COVID-19
Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết từ 3-10 ngày, thường là 5-7 ngày. Thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể kéo dài đến 14 ngày, trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh
1.3 Triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng của cả bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng.
  • Dấu hiệu và triệu chứng
Sốt xuất huyết COVID-19
Bệnh nhẹ đến trung bình
Sốt
Đau đầu kèm theo đau mắt
Đau cơ
Buồn nôn
Nôn mửa
Phát ban
Giảm bạch cầu
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng: đau bụng, nôn liên tục, phù tích nước, chảy máu niêm mạc, hôn mê, bồn chồn, gan to.
Bệnh nhẹ đến trung bình
Sốt hoặc ớn lạnh
Ho
Thở gấp hoặc khó thở
Mệt mỏi
Đau nhức cơ hoặc đau nhức cơ thể
Đau đầu
Mất vị giác
Đau họng
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Bệnh tiêu chảy
LƯU Ý: Những dấu hiệu và triệu chứng kể trên của COVID-19 là những dấu hiệu phổ biến mà hầu hết những người mắc bệnh đều trải qua. Tuy nhiên, danh sách này là có thể không đầy đủ tất cả các triệu chứng.

Các triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết bao gồm nôn dai dẳng, chảy máu niêm mạc
  • Thể nặng
Sốt xuất huyết COVID-19
Bệnh sốt xuất huyết được xác định là ở thể nặng khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu nào sau đây kèm theo:
Rò rỉ plasma dẫn đến sốc
Phù kèm theo suy hô hấp
Chảy máu nghiêm trọng có kèm theo giảm tiểu cầu
Tổn thương nội tạng ở mức độ nghiêm trọng như trong bệnh gan, kèm theo các triệu chứng tăng transaminase, viêm màng não và suy giảm ý thức
Suy tim
Trong số những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng, thời gian khó thở trung bình sẽ kéo dài trung bình từ 5 đến 8 ngày. Thời gian trung bình phát triển hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) dao động từ 8 đến   12 ngày, và thời gian trung bình để nhập viện vào khoa chăm sóc tích cực dao động từ 10 đến 12 ngày.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nặng có thể bao gồm:
Khó thở
Thiếu oxy
Suy hô hấp
Sốc
Rối loạn chức năng hệ thống đa cơ quan
Các bác sĩ lâm sàng nên được cảnh báo rằng một số bệnh nhân xấu     đi nhanh chóng khoảng một tuần sau khi phát bệnh.
  • Các yếu tố nguy cơ phát triển thể lâm sàng nặng
Sốt xuất huyết COVID-19
Các yếu tố nguy cơ của bệnh sốt xuất huyết thể nặng bao gồm:
Trẻ sơ sinh
Bị mắc sốt xuất huyết lần thứ hai. Ở hầu hết các quốc gia lưu hành bệnh sốt xuất huyết, trẻ em và người trẻ tuổi có nguy cơ bị tái nhiễm lần 2 cao nhất.
Người đang mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh tim
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng ở COVID-19 bao gồm:
Tuổi> 65
Các tình bệnh lý nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính, tăng huyết áp, tiền sử đột quỵ, bệnh gan, béo phì, bệnh phổi mãn tính, bệnh thận mãn tính đang phải lọc máu hoặc suy giảm miễn dịch (ví dụ: HIV kiểm soát kém, đang điều trị ung thư, sử dụng corticosteroid, hút thuốc)
Những người sống trong viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,207
  • Tháng hiện tại13,276
  • Tổng lượt truy cập1,855,431
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây